Lý thuyết tiếp thị của Philip Kotler Philip_Kotler

Chiến lược tiếp thị thời khủng hoảng
  1. Hiểu khách hàng mục tiêu và giải quyết những vấn đề của họ theo cách tốt hơn so với những đối thủ cạnh tranh;
  2. Xây dựng cam kết của nhãn hiệu và cam kết đó phải được truyền tải tới xã hội thông qua mọi thành viên trong mạng lưới kinh doanh của bạn (người làm thuê, nhà phân phối, nhà cung cấp);
  3. Liên tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ và chuỗi cung ứng hàng hóa.[3]
Marketing hiện đại
  1. Nhu cầu đặc biệt của khách hàng ngày càng gia tăng;
  2. Các kênh truyền thông mới;
  3. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn;
  4. Vòng đời sản phẩm ngắn hơn;
  5. Luật pháp ngày càng chặt chẽ hơn.
Trách nhiệm xã hội của marketingMarketing xã hội có thể được hiểu là việc truyền bá hình mẫu cuộc sống, giúp con người sống tốt hơn, khỏe mạnh hơn (thực phẩm an toàn, thể thao lành mạnh,...) hoặc tuyên truyền giúp con người từ bỏ các thói quen có hại cho sức khỏe (hút thuốc lá, sử dụng heroin,...). Các doanh nghiệp cần phân biệt rõ việc đáp ứng nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội của người tiêu dùng. Ví dụ, hút thuốc lá có thể mang lại cảm giác mãn nguyện đối với một cá nhân nào đó, nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người xung quanh; và đương nhiên là điều đó tạo ra gánh nặng cho xã hội trong lĩnh vực chăm sóc y tế cộng đồng.Tương lai của marketing
  1. Khuynh hướng lớn nhất – marketing luôn phải vận động để bắt mạch kịp nhu cầu của xã hội. Nhiều doanh nghiệp dành hẳn ra những bộ phận chuyên biệt để tham gia vào cuộc chiến thương hiệu;
  2. Xu hướng thứ hai - marketing ngày càng được định hướng theo góc độ tài chính, nghĩa là tiếp thị cần biết rõ nguồn lực đầu tư được phân bổ đi đâu, kênh phân bổ hàng hóa nào được coi là khả thi nhất và mang lại hiệu quả cao nhất để từ đó loại bỏ các kênh ít khả thi;
  3. Xu hướng thứ ba – marketing ngày càng mang tính kỹ thuật hơn. Các chuyên gia tiếp thị ngày càng có xu hướng sử dụng các bảng biểu mà thông qua đó, ai cũng có thể nhìn thấy tiến độ công việc diễn ra trong doanh nghiệp từng thời điểm (hàng ngày, hàng tháng, hàng quý,...).